+84 28 3811 3811 / 3811 3979 | phu@atl.vn

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan 17/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Một cách dễ hiểu Thủ tục hải quan là một loạt các trình tự trong việc xuất nhập hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Dịch vụ hải quan hoặc chủ hàng có thể khai trước với cơ quan hải quan nhập và hàng hóa nhập khẩu sẽ được vận chuyển sau khi cơ quan hải quan chấp nhận hợp pháp và giao giấy chứng nhận hoàn thành tờ khai nhập khẩu. Mặt khác, thông quan xuất khẩu là quá trình tiếp nhận tờ khai hàng hóa xuất khẩu, duyệt thông quan và sau đó xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải.

1/ Quy trình tiến hành làm thủ tục hải quan hàng hóa theo luồng tờ khai tại Việt Nam

- Bước 1: Kiểm tra chứng từ khách hàng cung cấp cho việc khai báo với chi cục hải quan bao gồm: Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Thông báo hàng đến, Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O,…

- Bước 2: Khai và truyền điện tử vào phần mềm VNACCS

- Bước 3: Chuẩn bị bộ chứng từ hoàn chỉnh và chuyển khách hàng ký

- Bước 5: Làm thủ tục hải quan tại chi cục Hiện nay với hàng hóa được phân thành 3 luồng chính:

Luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ, hàng hóa. Tờ khai sẽ được tự động thông quan trên hệ thống, các hàng hóa thuộc luồng xanh là hàng không vướng chính sách nhập khẩu, không có CO và các chứng từ nộp gốc khác và có thể phụ thuộc vào doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã khai báo lâu năm

Luồng vàng: Đối với luồng vàng hải quan kiểm tra hồ sơ gồm hồ sơ đã đính kèm lên hệ thống V5 cùng các hồ sơ khác nếu có như giấy phép, kiểm dịch, C/O…. Tuy nhiên sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Luồng đỏ: Trường hợp là luồng đỏ hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa. Mức độ kiểm tra hàng hóa bao gồm:

+ Kiểm tra không quá 5% lô hàng hóa: đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng. Nếu không sai phạm việc kiểm tra kết thúc còn nếu có sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ sai phạm.

+ Kiểm tra không quá 10% lô hàng hóa: Đây là những hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế, tuy nhiên hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm nên sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu không vi phạm sẽ kết thúc kiểm tra trường hợp có vi phạm sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ vi phạm.

+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng hóa áp dụng đối với trường hợp chủ hàng đã có nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan.

- Bước 6: Lấy hoặc giao hàng

Làm thủ tục thông quan hàng máy móc
Làm thủ tục thông quan hàng máy móc

 

Xemt thêm: Dịch vụ khai hải quan Alphatrans 

2/ Địa điểm làm thủ tục hải quan

Đối với hàng hóa xuất khẩu: khai và mở tờ khai tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở; nơi có cơ sở sản xuất; Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu; Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

Đối với hàng hóa nhập khẩu: khai và mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển. Ngoài ra còn có thể đăng ký tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;

Các chi cục Hải quan tai Hồ Chí Minh gồm: Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2, Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3, Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4, Cửa khẩu cảng Hiệp Phước, Cửa khẩu Cảng Tân Cảng. Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Chuyển phát nhanh tại Hồ Chí Minh

Các chi cục Hải quan tại Hải Phòng gồm: Cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2, Cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3, Cửa khẩu cảng Đình Vũ, Quản lý hàng Đầu tư Gia công, Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp

Các chi cục Hải quan tại Đà Nẵng: Cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng, Quản lý hàng Đầu tư - Gia công, Khu công nghiệp Đà Nẵng, KCN Hoà Khánh - Liên Chiểu

Các chi cục Hải quan tại Đồng Nai: Nhơn Trạch, Biên Hòa, Cửa khẩu cảng Đồng Nai, Long Bình Tân, Thống Nhất, KCX Long Bình, Cửa khẩu cảng Bình Thuận, KTS Thông quan

Các chi cục Hải quan tại Long An: Bến Lức, Chi cục HQCK cảng Mỹ Tho, Đức Hòa, Chi cục HQCKQT Bình Hiệp

Tại Bình Dương: Cục Hải Quan tỉnh Bình Dương, CCHQ Quản lý hàng XNK Ngoài KCN, CCHQ ICD Sóng Thần, CCHQ KCN Mỹ Phước,Đội nghiệp vụ Hải quan Bàu Bàng, CCHQ KCN Sóng Thần, CCHQ KCN Việt Hương, CCHQ KCN VN-Singapore, CCHQ KCN Thủ Dầu Một, CCHQ Cửa Khẩu Cảng Tổng Hợp

3/ Các loại hình làm thủ tục hải quan

Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ban hành Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng ngày ngày 18 tháng 5 năm 2021. Sau đây là bản tóm tắt loại hình để thuận tiện trong việc làm thủ tục hải quan

Loại hình xuất khẩu gồm 16 mã loại hình, loại hình nhập khẩu gồm 24 mã loại hình:

Loại hình xuất khẩu

Loại hình nhập khẩu

B11 - Xuất kinh doanh

A11 - Nhập kinh doanh tiêu dùng

B12 - Xuất sau khi đã tạm xuất

A12 - Nhập kinh doanh sản xuất

B13 - Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

A21 - Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập

E42 - Xuất khẩu sản phẩm của DNCX

A31 - Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu

E52 - Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài

A41 - Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu

E54 - Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác

A42 - Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập

E62 - Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu

A43 - Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế

E82 - Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài

A44 - Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế

G21 - Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuấ

E11 - Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài

G22 - Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn

E13 - Nhập hàng hóa khác vào DNCX

G23 - Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế

E15 - Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa

G24 - Tái xuất khác

E21 - Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài

G61 - Tạm xuất hàng hóa

E23 - Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang

C12 - Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoà

E31 - Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

C22 - Hàng đưa ra khu phi thuế quan

E33 - Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế

H21 - Xuất khẩu hàng khác

E41 - Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoà

 

G11 - Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

 

G12 -  Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn

 

G13 - Tạm nhập miễn thuế

 

G14 - Tạm nhập khác

 

G51 - Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất

 

C11 - Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan

 

C21 - Hàng đưa vào khu phi thuế quan

 

H11 - Hàng nhập khẩu khác

4/ HS CODE và Các loại thuế xuất nhập khẩu và cách tính thuế

a/ HS CODE là gì?

-  HS code (Harmonized Commodity Description and Coding System) là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”

- Cấu  Trúc HS code gồm chương, nhóm, phân nhóm, phân nhóm phụ

- HS code mục đích xác định hàng hóa, chính sách xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, và các ưu đãi thuế quan khác

b/ Các loại thuế

- Xuất khẩu:

Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế hoặc không chịu thuế hoặc thuế suất thuế xuất khẩu 5% - 30%, một số hàng hoá có thuế xuất khẩu thuộc nhóm tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác, gỗ thô,...

- Nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

+ Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

+Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

+ Thuế nhập khẩu thông thường: Hàng hóa nhập khẩu không có tên trong Danh mục của Biểu thuế suất nhập khẩu thông thường tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và không thuộc trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016 thì áp dụng mức thuế suất thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ”.

+ Thuế bán phá giá: Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể

Thuế tự vệ: Vì Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước

+ Thuế bảo vệ môi trường: là loại thuế hàng hoá, sản phẩm, khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường

- Thuế Giá trị Gia tăng: là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

c/ Cách tính thuế

Trị giá tính thuế  = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng

Tỷ lệ %: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O trong biểu thuế xuất nhập khẩu quy định

Thuế xuất / nhập khẩu phải nộp

=

Trị Giá tính thuế nhập khẩu

x

Tỷ suất % nộp thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

=

Trị Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

x

Tỷ suất % nộp thuế

Thuế chống bán phá giá/ Thuế tự vệ phải nộp

=

Trị Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

x

Tỷ suất % nộp thuế

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng hoá tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Thuế chống bán phá giá phải nộp

=

Trị Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu

x

Tỷ suất % nộp thuế