+84 28 3811 3811 / 3811 3979 | phu@atl.vn

Q & A

Giải đáp thắc mắc một số câu hỏi của doanh nghiệp

Câu hỏi 1: Thuế nhập khẩu thiết bị vệ sinh là bao nhiêu, thủ tục nhập khẩu cần gì?

Chuyên gia trả lời:

- Nhóm Thiết Bị Vệ Sinh Bằng Sứ: Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng gốm, sứ gắn cố định khác. Hs code: 6910. Thuế nhập khẩu: 35%, Thuế VAT: 8%

- Nhóm Thiết Bị Vệ Sinh Bằng Nhựa: Bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bồn rửa, chậu rửa, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ và nắp xí bệt, bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự, bằng plastic.Hs code: 3922. Thuế nhập khẩu: 22% hoặc 25%, Thuế VAT: 8%

- Nhóm Thiết Bị Vệ Sinh Bằng Sắt Thép: Thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép. Hs code: 7324. Thuế nhập khẩu: 20%(bệ xí, bô, chậu rửa và bồn rửa, bằng thép không gỉ, các bộ phận bồn rửa nhà bếp khác) hoặc 35%(Bồn tắm) , Thuế VAT: 8%

- Nhóm Thiết Bị Vệ Sinh Dạng Vòi Van: Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt. Hs code: 8481. Thuế nhập khẩu: 3% hoặc 5% hoặc 2%, Thuế VAT: 8%

Nếu người bán cung cấp được giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O) của hàng hóa, thuế Nhập khẩu sẽ được giảm

Hồ sơ nhập khẩu thiết bị vệ sinh gồm

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Certificate of origin - C/O (nếu có)

Câu hỏi 2: Chúng tôi cần nhập thép phế liệu, nhưng không biết hàng này sẽ nhập khẩu như thế nào?

Sau đây là HS CODE thép phế liệu, trước khi nhập khẩu thép phế liệu cần có giấy phép nhập khẩu

Cơ bản các loại phế liệu ko được nhập như sau:

  • Không nhiễm phóng xạ (được đo tại hiện trường khi kiểm tra)
  • Không có tạp chất khác như bùn, xỉ... Quá 1% trọng lượng
  • Không có loại sát , thép khác hs dc cấp phép nhập qua 20%
Quy định xuất nhập khẩu với hàng phế liệu

Câu hỏi 3: Hàng đồ bảo hộ, giày nón an toàn lao động cần làm những gì khi nhập khẩu?

+ Hồ sơ nộp cục ( Hà Nội ) gồm có: Giấy đăng kí ( 3 bản ), bản mô tả hàng hóa; Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Tờ khai. Riêng hàng thang máy, thang cuốn nộp thêm catalogue. Tất cả đều được đóng mộc công ty

+ Hồ sơ nộp bên em gồm: giấy đăng kí, Phụ lục, Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Tờ khai, tài liệu kĩ thuật, bản vẽ kĩ thuật, test report. Tất cả đều được đóng mộc công ty

+ Sau khi có tiếp nhận từ cục Chị gửi cho hải quan để lấy hàng về kho.

+ Báo thời gian, địa điểm kho, người liên hệ để sắp xếp giám định viên

+ Kết quả ra từ 7 -8 ngày,nộp bổ sung kết quả ra cục để hoàn tất thông quan

Chi phí tầm khoản:

Phí CNHQ: 2,000,000đ/lô

Phí Thử nghiệm: 4,000,000đ/model

Phí handle: 2,000,000đ/bộ


Câu hỏi 4: Hàng mặt nạ, kem chống nắng, mỹ phẩm nói chung nhập khẩu có cần làm giấy phép không?

Doanh nghiệp cần làm công bố, hồ  sơ làm công bô gồm:

Cfs, LOA (thư uỷ quyền), bảng thành phần, CE, ISO, Tài liệu hướng dẫn tiếng việt, tài liệu hướng dẫn sử dụng tiếng anh của chủ sở  hữu ban hàng, đăng ký kinh doanh của công ty

=>Cfs với LOA có xác nhận lảnh sứ quán


Câu hỏi 5: Máy in Flexo, in tốc độ 60-100m/phút nhập từ Trung Quốc nhập khẩu cần chuẩn bị chứng từ gì nhập khẩu?

Trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải làm giấy phép nhập khẩu, hồ sơ làm giấy phép như sau:

- Tài khoản một cửa quốc gia

- Đơn xin cấp Giấy phép hoặc danh mục thiết bị in đề nghị nhập khẩu (file đính kèm)

- File thông tin máy (file đính kèm)

- Catalog

- Nhãn mác

- GPKD

Sau khi nhập khẩu, chỉ cần có các chứng từ như: Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, CO form E và giấy phép sẽ nhập khẩu bình thường


Câu hỏi 6: Cần nhập khẩu Đồ chơi ngoài trời và xe máy đồ chơi cho trẻ em nhập khẩu có cần kiểm tra chất lượng không?

Đối với đồ chơi ngoài trời, doanh nghiệp khẩu khẩu bình thường

Đối với xe máy đồ chơi cho trẻ em nhập khẩu cần làm kiểm tra chất lượng sau thông quan


Câu hỏi 7: Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu có được miễn thuế không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016, điều kiện miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu được quy định như sau:

(1) Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm:

a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công;

b) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu;

c) Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công;

d) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;

đ) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công;

e) Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy;

g) Sản phẩm gia công xuất khẩu.

(2) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

(3) Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Hải quan.


Câu hỏi 8:Nhập khẩu quần áo thể thao dùng trong bơi lội từ Trung Quốc về Việt Nam,Thuế suất nhập khẩu của mặt hàng này là bao nhiêu?

Mặt hàng Quần áo bơi, (mã HS: 62111100, 62111200), có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là: 20%, GTGT: 8%


Câu hỏi 9: Doanh nghiệp cần nhập hàng có vướng kiểm tra chất lượng, nhưng chưa có tài khoản một cửa, vậy thủ tục đăng ký, sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia như thế nào?

Tổng cục Hải quan đã xây dựng hệ thống “Cổng thông tin một cửa quốc gia”. Doanh nghiệp có nhu cầu khai báo các thủ tục cấp phép chuyên ngành có thể truy cập vào trang chủ để tìm hiểu và thực hiện khai báo. Doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung như sau:

- Đăng ký tài khoản: doanh nghiệp vào mục “Đăng ký người sử dụng” trên trang chủ, tải tài liệu hướng dẫn đăng ký và thực hiện theo hướng được hướng dẫn về thủ tục đăng ký, sử dụng được hướng dẫn về thủ tục đăng ký, sử dụng dẫn.

- Đăng ký chữ ký số: doanh nghiệp vào mục “Đăng ký chữ ký số” trên trang chủ, tải tài liệu hướng dẫn đăng ký chữ ký số và thực hiện theo hướng dẫn.

- Tổng cục Hải quan công bố các thủ tục đang được triển khai tương ứng với các Bộ ngành tại mục “TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA (DN CLICK VÀO TÊN THỦ TỤC ĐỂ TẢI TÀI LIỆU LIÊN QUAN)”. Doanh nghiệp theo dõi thông tin tại mục này để xác định thủ tục cần khai báo đồng thời có thể tải tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống với thủ tục tương ứng đó để thực hiện khai báo trên hệ thống đúng quy trình.

- Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký tài khoản nhưng chưa đăng ký đủ thủ tục cần khai báo. Hiện tại hệ thống Cổng thông tin Một cửa quốc gia đã bổ sung chức năng Cập nhật quyền khai báo các thủ tục hành chính. Doanh nghiệp truy cập chức năng ‘Cập nhật tài khoản’ (ở góc phải màn hình, nằm dưới tên đăng nhập) để thực hiện thêm mới thủ tục hành chính muốn khai báo. Sau khi cập nhật 2 tiếng, doanh nghiệp tiến hành đăng nhập lại.

- Trường hợp doanh nghiệp quên mật khẩu tài khoản đăng nhập, hiện tại hệ thống Cổng thông tin Một cửa Quốc gia đã có chức năng \"Quên tài khoản\". Doanh nghiệp có thể tự chủ động yêu cầu hệ thống cấp lại mật khẩu mới, hệ thống sẽ trả thông tin qua địa chỉ email doanh nghiệp đã đăng ký trước đó tại khâu đăng ký tài khoản.


Câu hỏi 10: Đối tượng kiểm tra chuyên ngành là những mặt hàng gì? Thời gian kiểm tra chuyên ngành trong bao lâu?

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra hàng hóa chuyên ngành được quy định tại Điều 35 Luật Hải quan, Điều 33 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan, trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác, cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền phải có kết luận kiểm tra và có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra hoặc gửi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp cơ quan kiểm tra có hệ thống công nghệ thông tin kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan quyết định việc thông quan hàng hóa

Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa có kết luận kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do và ngày ra kết luận kiểm tra gửi cơ quan hải quan.


Câu 11: Nhãn mác hàng hóa đối với hàng hóa có những nội dung gì? Là tiếng việt hay tiếng nào cũng được, nếu thiếu nhãn mác hàng hóa sẽ như thế nào?

- Theo nghị định số: 43/2017/NĐ-CP có nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa.

- Nội dung hàng hóa bắt buộc ghi bằng tiếng việt, trừ một số trường hợp cần viết bằng ngôn ngữ khác thì phải viết bằng chữ tiếng la-tinh

- Nếu bên bạn dán tem/decal và vẫn để nhãn hàng hóa thiếu thông tin thì sẽ phải chịu rủi ro bị phạt hành chính theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP; khoản 48, khoản 49 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:

* Về hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 53 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022)

* Về biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 8 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022):