Thủ tục và quy trình thông quan hàng nhập khẩu về Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển , hàng hóa lưu thông toàn cầu, vì vậy xuất nhập khẩu là một hoạt động đóng vai trò then chốt góp phần đưa nền kinh tế nước nhà kết nối và hội nhâp với nền kinh tế của thế giới . Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đêu tuân theo một số quy trình và thủ tục bắt buộc, trong đó quy trình và thủ tục hải quan hàng nhập khẩu có nhiều điểm phức tạp, bài viết hôm nay , ALPHATRANS sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về thủ tục và quy trình thông quan hàng nhập khẩu về Việt Nam
Một số thuật ngữ liên quan
- Thủ tục hải quan: Customs Procedure
- Khai báo hải quan: Customs Declaration
- Thông quan: Customs Clearance
- Đại lý hải quan: Customs Broker
Một số văn bản pháp luật liên quan
- Luật hải quan năm 2014
- Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thi hành Luật, về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan
- Thông tư 39/2018/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan (thay thế các thông tư trước đây: 38/2015/TT-BTC, 128/2013/TT-BTC, và 194/2010/TT-BTC)
- Thông tư 22/2014/TT-BTC về hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC
Quy trình để thông quan hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Công việc phải làm của chủ hàng và của các công chức hải quan là khác nhau , bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào quy trình thủ tục của người khai ( doanh nghiệp chủ hàng, đại lí hải quan hoặc đơn vị khai thuê hải quan )
Khâu chuẩn bị nhâp khẩu hàng hóa
Trong bất kỳ lĩnh vực gì thì thao tác chuẩn bị luôn là một thao tác cần thiết và vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong lĩnh vục xuất nhập khẩu , việc chuẩn bị kỹ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc, tránh những rủi ro phát sinh không đáng có .
a/ Xác định loại hàng hóa cần nhập khẩu?
Trước khi nhập khẩu chúng ta cần xuất định loại hàng hóa này thuộc diện nào , có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không ? cụ thể:
- Hàng hóa thông thường: Đây là những lô hàng đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu thông thường
- Hàng hóa bị cấm nhập: Là hàng hóa có tên trong danh mục hàng cấm nhập khẩu . các bạn có thể tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
- Hàng hóa phải xin giấy phép: là hàng hóa có thể nhập khẩu nếu bạn có giấy phép , các bạn cũng có thể tham khảo Nghị định 187/2013/NĐ-CP . Về loại hàng hóa này xin giấy phép cần tốn một khoản thời gian , vì vậy doanh nghiệp nên xin giấy phép trước khi cho hàng hóa về để tránh phát sinh nhiều chi phí lưu kho
- Hàng cần công bố chuẩn hợp quy: là hàng hóa doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố hợp quy trước khi hàng được đưa về cảng. Các bạn có thể tham khảo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
- Hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: là hàng hóa khi nhập khẩu về tới của khẩu ,cơ quan chức năng sẽ đến lấy mẫu để kiểm tra , sau khi có kết quả hàng hóa mới có thể thông quan
b/ Đăng ký chữ ký số , cài đặt phần mềm khai báo với hải quan
- Để có thể tiến hành nhập khẩu hàng hóa bạn cần có pháp nhân . Để đăng kí thành lâp doanh nghiệp bạn có thể truy cập cổng thông tin Quôc gia về đăng kí doanh nghiệp : dangkykinhdoanh.gov.vn
- Đăng ký sử dụng chữ ký số tại trang web tổng cục hải quan
- Đăng ký sử dụng hệ thống Thông quan tự động (VNACCS) tại
https://dknsd.customs.gov.vn/pages/dn.aspx . Sau khi có tài khoản bạn có thể tải về và cài đặt để tiến hành khai hải quan điện tử
- Nếu hàng hóa bạn cần nhập cần phải đăng ký kiểm tra hoặc xin giấy phép tại các cơ quan chức năng thuộc Bộ liên quan thì bạn cũng cần chuẩn bị và đăng kí sớm
c/ Xác định HS CODE hàng hóa và thuế phải nộp
Mỗi hàng hóa đều được phân loại và có mã HS code riêng , việc xác định chính xác HS code hàng hóa , doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán được số tiền thuế và những thủ tục chuyên ngành để nhập khẩu hàng hóa đó
Hiện nay Việt Nam đang áp dụng hệ thống HS chi tiết đến 8 số
Khi có HS code ta có thể tra ra được số thuế nhập khẩu đang áp dụng cho hàng hóa đó, thuế nhập khẩu được phân loại : thuế nhập khẩu thông thường , thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ( có chứng nhận xuất xứ , …)
ngoài thuế nhập khẩu doanh nghiệp còn phải đóng những loại thuế khác như thuế VAT , thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có ) , thuế bảo vệ môi trường ( nếu có ) , thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ… (nếu có)
Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa
Trong quá trình làm thủ tục, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ, cơ bản gồm các giấy tờ sau:
- Hợp đồng thương mại (Sale Contract).
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O).
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Truyền tờ khai hải quan và làm thủ tục
Sau khi có giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan và điền đầy đủ thông tin trên tờ khai
Thông thường doanh nghiệp nên lên tờ khai nháp và kiểm tra lại thật kỹ trước khi truyền chính thức để tránh phát sinh sai xót
Sau khi truyền tờ khai chính thức hệ thống sẽ tự động phân luồng tờ khai :
- Luồng xanh: Doanh nghiệp được miễn kiểm tra hồ sơ hàng hóa , chỉ cần tiến hành đóng thuế là có thể thông quan lấy hàng về
- Luồng vàng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ giấy nộp cho hải quan kiểm tra
Hồ sơ bao gồm : tờ khai , invoice, packing list , bill , giấy phép nhập khẩu (nếu có), giấy thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành ( nếu có) , chứng nhận xuất xứ ( nếu có) , catalogue hàng hóa ( nếu có)
Thông thường nếu hồ sơ không có vấn đề hải quan sẽ bấm thông quan , tuy nhiên một vài trường hợp hải quan có thể nghi ngờ chuyển kiểm và làm thủ tục kiểm hóa giống như luồng đỏ
- Luồng đỏ: Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ tương tự như luồng vàng và hải quan . Sau khi hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Bạn đăng kí kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng đưa vào khu kiểm hóa, rồi liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra. Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm biên bản kiểm hóa. Nếu ok, sẽ làm thủ tục quyết & bóc tờ khai là xong phần ở chi cục
Lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị một số hồ sơ sau và mang đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng : CMND/ căn cước , vận đơn , thông báo hàng đến , giấy giới thiệu
Hoàn tất thủ tục và nộp thuế
Tùy theo phân luồng tờ khai mà doanh nghiệp sẽ tiến hành như mục 3, sau khi tờ khai đã được thông qua, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp thuế để lấy được mã vạch thông quan.
Chuyển hàng về kho
Khi đã có mã vạch và có lệnh giao hàng , doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục còn lại tại kho như đóng tiền lưu kho, thanh lí tờ khai , ... và tiến hành mang hàng hóa về , hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa .
Một số địa điểm làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
Bạn có thể làm thủ tục thông quan tại Chi Cục hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (như cảng nội địa hoặc các khu phi thuế quan).
Chẳng hạn tại một số cảng lớn:
- Ở Hải Phòng, bạn có thể thông quan tại Chi Cục Đình Vũ, Hải quan Khu vực 1, Khu vực 2,..
- Ở Hà Nội, có thể thông quan tại các điểm thông quan nội địa - ICD (như ICD Mỹ Đình, ICD Gia Thụy), hoặc tại Sân bay Nội Bài…
- Còn ở Tp. Hồ Chí Minh thì làm thủ tục tại chi cục hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn KV1, KV2, Tân Sơn Nhất....
Trường hợp bạn muốn đưa hàng vào kho ngoại quan, thì cần làm thủ tục tại đúng chi cục hải quan nào phụ trách quản lý kho đó
Một số lưu ý cần thiết khi làm thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi tờ khai sẽ được khai tối đa 50 mặt hàng, nếu nhiều hàng hơn phải dùng nhiều tờ khai được gọi là tờ khai nhánh
- Hàng hóa có thể được miễn thuế giảm thuế nhiều nếu có CO. Doanh nghiệp có thể yêu cầu nhà xuất khẩu làm CO để tiết kiệm được nhiều tiền thuế khi hàng nhập về Việt Nam
- Hiện nay thuế VAT đang áp dụng là 8% và 10% với từng loại hàng hóa khác nhau , doanh nghiệp cần lưu ý để kê khai chính xác
- Biểu thuế xuất nhập khẩu được xuất bản thành sách hoặc biểu thuế online và được cập nhật liên tục , vì vậy khi xác định HS code bạn cần cập nhật biểu thuế mới nhất để biết những thay đổi nếu có
- Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai. Hệ thống sẽ từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi. Tuy nhiên nếu như hàng rơi vào những trường hợp cấp bách như cứu trợ, phục vụ an ninh quốc phòng thì vẫn được hệ thống chấp nhận.